Da bị cháy nắng: Giải pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả

Da bị cháy nắng

Sau nhiều giờ hoạt động, làm việc dưới ánh nắng, bạn dễ phải đối mặt với tình trạng da bị cháy nắng nếu không được bảo vệ đúng cách. Để phòng ngừa và chăm sóc da hiệu quả, đừng bỏ lỡ những kiến thức và cách làm dịu da sau cháy nắng trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về tình trạng da bị cháy nắng

Cháy nắng là gì, đây là tình trạng làn da có dấu hiệu đỏ ửng, bỏng rát khi chạm vào. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bạn làm việc, phơi nắng lâu mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ da. Bỏng nắng cũng có thể do các nguồn sáng nhân tạo khác. 

Vì sao da bị cháy nắng sạm đen?

Cháy nắng là một phản ứng viêm đối với tác hại của bức xạ tia cực tím (UV) đối với các lớp ngoài cùng của da. Trung tâm của tất cả là melanin, một sắc tố mang lại màu sắc cho làn da của bạn và bảo vệ nó chống lại tia nắng mặt trời. 

Melanin hoạt động bằng cách làm sẫm màu làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ của bạn. Lượng melanin bạn sản xuất được xác định bởi di truyền, đó là lý do tại sao một số người bị cháy nắng trong khi những người khác lại rám nắng. Cả hai đều là dấu hiệu của tình trạng tổn thương các tế bào trên da. 

Đối với những người có ít sắc tố melanin, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài không được bảo vệ có thể khiến các tế bào da trở nên đỏ, sưng và đau, còn được gọi là cháy nắng. Bỏng nắng có thể từ nhẹ đến phồng rộp.

Melanin hoạt động bằng cách làm sẫm màu làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ của bạn.
Melanin hoạt động bằng cách làm sẫm màu làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ của bạn

Những điều bạn cần biết về cháy nắng

Tình trạng da tự nhiên quyết định mức độ nhạy cảm của bạn. Những người có làn da trắng sẽ dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên tình trạng cháy nắng vẫn có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. 

Ngay cả khi không bị bỏng nắng nhưng việc tiếp xúc với trực tiếp với các tia UV cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Thậm chí khi da bạn chưa xuất hiện hiện tượng ửng đỏ, sạm đen do nắng thì các tế bào da cũng đang âm thầm bị tổn thương vì tia UV. 

Mặt trời thay đổi cường độ theo mùa, thời gian trong ngày và vị trí địa lý. Chỉ số UV cao có nghĩa là da không được bảo vệ sẽ bị bỏng nhanh hơn hoặc nghiêm trọng hơn. Hãy cẩn thận, đặc biệt là khi ánh nắng mặt trời đang chiếu mạnh nhất và có các chỉ số độc hại cao. Mặc dù vậy, ngay cả khi chỉ số này thấp, rủi ro với làn da của bạn vẫn còn.

Bạn vẫn có thể bị bỏng vào một ngày u ám. Hãy cẩn thận ngay cả khi mặt trời không chiếu sáng. Có tới 80% tia UV có thể xuyên qua các đám mây, cửa kính và lớp quần áo của bạn. 

Các vết bỏng nắng có màu hồng nhạt, đỏ ứng hoặc nâu sạm. Màu sắc vết bỏng không ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của các tổn thương da. 

Da bị cháy nắng có nguy hiểm không

Cháy nắng lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu. Đối với những người da trắng, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh. cháy nắng tác động đến sự phát triển của các khối u ác tính. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy tia UV gây hại cho da. Chúng cũng có thể làm thay đổi gen ức chế khối u, khiến các tế bào bị thương ít có cơ hội sửa chữa hơn. Từ đó gia tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư, tăng tốc độ lão hóa da. 

Những người làm việc hoặc chơi thể thao ngoài trời thường dễ cháy nắng thường xuyên, dẫn đến ung thư da. Cháy nắng là khi các tổn thương trên da kéo dài, tia UV bắt đầu gây ra những vết bỏng rõ ràng trên bề mặt. Nếu bị cháy nắng từ 5 lần trở lên thì khả năng mắc ung thư da của bạn sẽ tăng gấp đôi. 

Bởi vậy, hãy tìm hiểu kỹ về tình trạng da bị cháy nắng cũng như có cho mình cách bảo vệ, cấp cứu cho da trước ánh nắng. Trong bài viết, bạn sẽ có được cho mình những thông tin hữu ích về vấn đề này. 

Cháy nắng lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu
Cháy nắng lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu

Dấu hiệu nhận biết tình trạng da bị cháy nắng

Khi da bị cháy nắng, các triệu chứng khó chịu có thể bao gồm: 

  • Có sự thay đổi tông màu da, chẳng hạn như hồng hoặc đỏ
  • Da cảm thấy ấm hoặc nóng rát khi chạm vào
  • Đau, rát hoặc có cảm giác châm chích.
  • Sưng tấy

Ở mức độ nặng, các vết bỏng nắng có thể xuất hiện mụn nước, dễ vỡ. Tình trạng đi kèm còn có đau đầu, sốt, mệt mỏi, buồn nôn được gọi là cảm nắng

Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể bạn đều có thể bị cháy, bỏng nắng như vùng da sau tai, da đầu hay da môi… Ngay cả những vùng da được che phủ bởi quần áo mỏng cũng bị tác động bởi tia UV. Đôi mắt là bộ phận nhạy cảm với tia UV cũng dễ bị bỏng. 

Các dấu hiệu và triệu chứng cháy nắng thường xuất hiện ngay trong vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên chúng ta có thể mất một ngày hoặc hơn để biết mức độ nghiêm trọng của vết cháy nắng.

Cháy nắng bao lâu thì hết?
– Trong vòng vài ngày.
Cơ thể bạn có thể bắt đầu tự chữa lành bằng cách làm bong tróc lớp biểu bì trên cùng của vùng da bị tổn thương. Sau khi bong tróc, da của bạn có thể tạm thời có màu những mảng màu khác.  Vết cháy nắng nặng có thể mất vài ngày để tự chữa lành.

Sau khi bong tróc, da của bạn có thể tạm thời có màu những mảng màu khác
Sau khi bong tróc, da của bạn có thể tạm thời có màu những mảng màu khác

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ, cụ thể như sau: 

  • Bị phồng rộp, vùng cháy nắng bao phủ một phần lớn cơ thể của bạn.
  • Phát triển mụn nước trên vùng da mặt, tay hoặc bộ phận sinh dục.
  • Gây sưng tấy nghiêm trọng.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như đau, chảy mủ hoặc vệt đỏ từ vết thương hở. 
  • Không cải thiện trong vài ngày
  • Sốt cao, ngất xỉu hay mất nước. 

Biện pháp phòng ngừa cháy nắng 

Để tránh cháy nắng và các vấn đề nghiêm trọng về da do ánh nắng, có một số biện pháp hữu hiệu cho bạn bao gồm: 

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều. Thời điểm này bức xạ mặt trời ở mức cao nhất và dễ gây tổn thương cho da. 
  • Không nên sử dụng các dụng cụ tắm nắng nhân tạo. Ánh sáng nhân tạo từ giường tắm nắng có thể sản xuất tia cực tím ở mức cao và gây bỏng cho da, 
  • Khi ra ngoài hoặc hoạt động ngoài trời cần che chắn cho da bằng trang phục, mũ, kính mắt. 
  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để hạn chế tác hại của tia cực tím lên làn da của bạn. Bạn nên chọn kem chống nắng và son dưỡng chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, có khả năng chống được cả tia UVA và UVB. Nên bôi một lượng kem đủ để bảo vệ da. Đừng bỏ quên vùng da sau gáy, cổ, lưng… 
  • Bôi lại kem chống nắng nếu bạn ở ngoài trời trong vài giờ, hoạt động dưới nước hoặc ra nhiều mồ hôi. 
  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C, E… để chống nắng cho da từ bên trong. 

Kem chống nắng Begreen House là giải pháp hàng đầu để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. 

Nếu bạn đang thiếu và cần một hiểu biết chính xác về kem chống nắng, xem ngay bách khoa toàn thư về kem chống nắng ở đây

Kem chống nắng Begreen House là giải pháp hàng đầu để bảo vệ làn da
Kem chống nắng Begreen House là giải pháp hàng đầu để bảo vệ làn da

Cách cấp cứu cho làn da bị cháy nắng 

Các vết cháy nắng cần được xử lý đúng cách và kịp thời để tránh để lại sẹo, phục hồi lại màu da ban đầu và hạn chế các tác hại lâu dài. Dưới đây là những bước xử lý cháy nắng được nhiều chuyên gia áp dụng. 

Rửa sạch vùng da bị cháy nắng 

Sau khi đi nắng về, nếu bạn nhận thấy một số vùng da bị đỏ rát, bước đầu tiên claf cần làm sạch vùng da đó. Hãy dùng khăn mát chườm lên da để làm dịu. Lưu ý đừng nên chà quá mạnh khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. 

Sau đó, hãy rửa lại bằng nước vùng bị cháy nắng. Nước chỉ nên ở nhiệt độ mát, không nên quá lạnh sẽ khiến nhiệt độ bề mặt da giảm đột ngột. Khi này da lâu phục hồi thậm chí gia tăng nguy cơ tê cóng vết bỏng. Tốt nhất, nên rửa vết cháy nắng dưới vòi sen nhẹ hoặc ngâm mình trong nước mát. 

Cháy nắng bôi gì: Dưỡng ẩm cho da

Gel lô hội hay kem dưỡng ẩm là giải pháp cần thiết để làm mát và phục hồi da cháy nắng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người dùng gel lô hội thoa lên vết bỏng có thời gian phục hồi nhanh hơn 9 -10 ngày so với bình thường. 

Tuy nhiên, cần lưu ý bạn không nên dùng kem bôi dưỡng ẩm cho các vết thương hở. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, kem dưỡng ẩm cũng có thể để trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này vừa giảm đau cũng như làm mát da hiệu quả. 

Khi chọn kem dưỡng, hãy lưu ý thành phần trong sản phẩm để đảm bảo da không bị kích ứng. Không dùng thuốc mỡ, bơ hay các loại dầu ăn nào lên vùng da bị cháy nắng nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Uống nhiều nước 

Khi da bị cháy nắng, cơ thể bạn cũng gặp tình trạng mất nước nghiêm trọng. Do đó, cần bổ sung lượng nước cho cơ thể. Ngoài việc uống nước lọc, bạn cũng nên bổ sung các loại nước trái cây, sữa chua giàu vitamin A, C, E… Cách này giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng tự phục hồi của da. 

Tuyệt đối không nên dùng nước ngọt, cafe, rượu bia bởi chúng sẽ làm cơ thể mất nước thêm, làm giảm khả năng phục hồi sau đi nắng của cơ thể. 

Trong quá trình phục hồi cần tránh tiếp xúc với nắng 

Trong thời gian da bị tổn thương, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng . Cách này tránh gây ra tổn thương nặng nề hơn. Trong trường hợp bắt buộc phải ra đường, bạn hãy che chắn cẩn thận với quần áo dài, mũ, kính và bôi kem chống nắng. 

Mặc quần áo rộng, khô thoáng, chất liệu mềm mại cũng là cách để cho da được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn. Thông thường, các trường hợp bị cháy nắng đều có thể tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần trong điều kiện được chăm sóc tốt. Tuy vậy, khi bị phồng rộp, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng bằng cách bôi kem chống nắng
Trong thời gian da bị tổn thương, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng

Đến gặp bác sĩ trong trường hợp nặng

Những trường hợp cháy nắng có hiện tượng bị phồng rộp, thời gian phục hồi có thể lâu hơn. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về việc giữ gìn vệ sinh vùng da bị tổn thương. Điều này sẽ rút ngắn thời gian phục hồi và đảm bảo tính thẩm mỹ cho làn da. 

Ở trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc. Tiêu biểu như kháng sinh, thuốc chữa bỏng nắng dưới dạng kem bôi ngoài. Các loại thuốc giúp phục hồi da cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Bạn không được tự ý chọc vỡ mụn nước bởi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Mùa hè đang đến, trong những ngày nắng nóng việc bảo vệ da lại càng quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết về việc bảo vệ da, bạn đã có cho mình kiến thức để phòng ngừa cũng như cải thiện da bị cháy nắng hiệu quả. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 120 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here